Bốc bát hương Gia Tiên và bà Cô ông Mãnh bằng bộ thất bảo bát hương

Bốc bát hương gia tiên và bà cô ông mãnh nên đặt bộ thất bảo bát hương để vạn sự hanh thông, gặp nhiều may mắn, quý nhân phù trợ, gia đình vượng tài vượng lộc. Cho thứ này vào dưới bát hương thì tổ tiên phù hộ gia tộc gia đình trong ấm ngoài êm con cháu học hành giỏi giang, gia đình vượng tài vượng lộc

Thời điểm bốc bát hương

  • Cứ vào dịp tháng cuối cùng của năm là mọi người bắt đầu thay chân nhang hay bốc bát hương, ngày bốc bát hương tốt nhất trong năm các cụ xưa quan niệm là ngày 23 tháng Chạp, vì ngày này cúng Ông Công Ông Táo xuất hành lên thiên đình sau một năm trông giữ gia trạch.
  • Tuy nhiên, nếu không thể làm đúng vào ngày 23 thì có thể lui đến các ngày 24 đến 27 âm lịch. Nên chọn được các ngày đẹp không xung với tuổi là tốt nhất, mỗi năm sẽ có ngày đẹp khác nhau nên cần xem lịch trước và chuẩn bị.

Nên bỏ gì vào bát hương không?

  • Có nên bỏ đá thạch anh vào bát hương mỗi khi dịp tết đến xuân về nhiều người phải suy nghĩ, khi xưa đời sống khó khăn thì mọi người nghĩ có gì cúng nấy quan trọng là lòng thành. Nhưng khi cuộc sống khá giả hơn thì sự quan tâm của mọi người đến bàn thờ gia tiên càng trở nên đặc biệt.

boc-bat-huong-gia-tien-va-ba-co-ong-manh-bang-bo-that-bao-bat-huong

Bộ thất bảo bằng đá quý thạch anh

  • Ngày nay nhiều gia đình lựa chọn cho bộ thất bảo bát hương gồm 7 thứ quý giá: lá vàng, lá bạc, thạch anh, ngọc, mã mão, xà cừ, san hô đỏ khi bốc bát hương gia tiên và bà cô ông mãnh để bát hương có trường năng lượng, linh khí. Hoặc cũng có thể thay thế bằng 7 viên thạch anh với 7 màu sắc khác nhau, là 7 loại ngọc quý của trời đất.
  • Thạch anh là viên đá có năng lượng phong thủy cao nhất trong các loại đá quý thời xưa chỉ có vua quan quý tộc mới được dùng và cũng mới có điều kiện để dùng. Nên việc có để cho vào bát hương gia tiên là vô cùng trân quý không việc gì phải lo lắng, trước khi cho cần rửa sạch bằng rượu gừng để ráo nước là được.

Hướng dẫn các bước bốc bát hương

Chuẩn bị:

  • Bước đầu tiên trong việc là bạn phải chuẩn bị các vật dụng, nguyên liệu cho công việc; bắt đầu là chuẩn bị bát gốm sứ, cần lau rửa sạch bát hương sau khi mua về bằng rượu trắng có ngâm gừng giã nhỏ để trừ tà rồi sau đó để nơi sạch sẽ cho giáo nước.
  • Chuẩn bị sẵn một gói tro được đốt từ rơm nếp là tốt nhất không nên dùng cát bởi cát không có độ xốp sau một thời gian chân hương sẽ bị khô kết lại khó cắm.

bo-that-bao-gia-nhai

Thất bảo nhái làm từ nhựa

  • Tùy vào từng gia đình thì có thể chuẩn bị thêm bộ thất bảo đá quý hay đá thạch anh vụn ngũ sắc cộng thêm hai màu đỏ và xanh lam là được để cho vào lúc bốc bát hương.
  • Nên cẩn thận lựa chọn vì hiện nay xuất hiện nhiều bộ thất bảo giả làm từ hạt nhựa, không có tác dụng gì mà còn gây hại.

Tiến hành:

  • Đến ngày giờ bốc thì chủ nhà cần rửa tay sạch sẽ rồi rửa lại bằng rượu gừng, đặt bát hương tại nơi sạch sẽ và cố định chắc chắn, tiến hành dùng tay bốc từng nắm tro vào, khi bốc không nên ấn nén tro mà cứ bốc tự nhiên đến khi gần đầy miệng bát là được.
  • Tránh nhầm lẫn nên để bát hương đúng vị trí và bốc bát nào gọn xong bát đó, trước khi bốc bát hương gia tiên và bà cô ông mãnh nào thì phải khấn "Con họ tên là: ... hôm nay con xin bốc bát hương cho vị thần linh/ gia tiên.. bà Cô, ông Mãnh"
  • Nếu có dùng bộ thất bảo bát hương thì có thể ở đáy hoặc bốc tro được một nửa bát thì cho bộ thất bảo vào.
  • Bốc tro xong thì đặt lên bàn thờ, đặt bát hương thần linh ở giữa, bát hương gia tiên bên tay trái và bà cô ông mãnh bên tay phải tính từ hướng nhìn vào bán thờ.
  • Đặt hoa quả lên bàn thờ và đốt 9 nén nhang thơm chia cắm mỗi bát 3 nén. Những lần sau chỉ cần cắm mỗi bát một nén nhang.

Bát hương thờ Bà Cô, Ông Mãnh

  • Trong văn hóa thờ cúng của chúng ta thì những linh hồn linh thiêng người chết trẻ trong gia tộc dòng họ chưa thể siêu thoát mà còn quyến luyến dương thế để phù hộ cho mọi người trong dòng tộc.
  • Bà Cô Tổ: là người phụ nữ mất khi độ tuổi còn trẻ trong gia đình khi chưa lấy chồng, tuổi đời còn rất trẻ mới 12 đến 18 tuổi, là những người lưu luyến gia đình nên ở cõi âm được nhận nhiệm vụ phù hộ độ trì theo dõi trông nom công việc của con cháu họ tộc, thành viên trong dòng họ đi đường gặp nhiều may mắn, sự nghiệp tăng tiến, làm ăn buôn bán phất lộc, tránh được tà ma ngoại đạo quấy nhiễu.
  • Ông Mãnh: là người nam trong dòng họ mất khi tuổi còn thiếu niên ít nhất là 13 tuổi trở lên và chưa lập gia thất hoặc là những người đàn ông sống độc thân khi mất lúc trung tuổi, cao tuổi. Ông Mãnh chịu trách nhiện quản lý hướng dẫn các vong linh của gia tộc nơi địa phủ.
  • Khi có người trong gia đình mất đi thì vào ngày cũng lễ 49 và 100 ngày cần viết sớ gia tiên dâng lên báo cáo Ông Mãnh Tổ của dòng họ, để Ông giúp đỡ con cháu thuận lợi vượt qua kiếp nạn, siêu thoát nơi cửa âm.

Cúng bà Cô - ông Mãnh như thế nào

  • Vào những ngày giỗ chạp, lễ tết mọi người cần cúng bà Cô Tổ - Ông mãnh, với người thực hiện lễ cúng dâng hương nếu có vai vế trong họ ngang hàng thì cần sính lẽ mà chỉ cần đọc lời khấn cúng trong miệng, tâm thành kính.
  • Phải đặt lễ chu đáo cẩn trọng không được làm qua loa cho xong đối với những người con cháu thuộc bậc bề dưới để ông bà chứng lòng thành tâm phù hộ cho gia đình sau khi bốc bát hương gia tiên và bà cô ông mãnh bằng bộ thất bảo bát hương.